LỜI DẪN
Trong mười tông phái có mặt và phát triển trên toàn đất nước Trung Hoa, Tông phái có tuyên ngôn sấm sét rằng “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhơn tâm, kiến tánh thành Phật” – “Không lập chữ nghĩa, ngoài giáo riêng truyền, chỉ thẳng tâm người, thấy Tánh thành Phật”. Thế nhưng, thư tịch và sử liệu thiền tông lại giàu có hơn tất cả các tông. Ngữ Lục, đăng lục, thiền sử, thiền thư, thanh quy, kệ tán của họ vô cùng giàu có. Điều này, thoạt nhìn, dường như không trung thực với tinh thần chư Tổ khai tông, lập phái. Thế nhưng, nhìn kỹ thì ngôn ngữ thiền là loại ngôn nhưng phi ngôn, văn tự nhưng phi văn tự. Thậm chí, cuộc đời thiền Tăng cũng giống như đường vạch trên mặt nước hồ, phiêu bồng như mây bay, không hề có dụng ý lưu lại gì vào đăng sử để dương danh với người sau. Có chăng, vì hàng hậu bối muốn mạng mạch chánh pháp còn sống động giữa cuộc đời nên tập đại thành, hầu giữ hương lại cho nhân thế.
Trong phần này, những bài giảng thiền sử khái lược, Thầy dạy ở Lộc Uyển, vẫn chưa đầy đủ và bao quát pháp ngữ khai thị của các thiền Tổ Trung Hoa. Tuy nhiên, cũng đóng góp cho người cầu học đi vào pho sử liệu thiền và xây được nền tảng kiến giải chân chính trên con đường giác ngộ, hầu thâm nhập vào ngữ cú kỳ đặc của các
Mắt Thương